Sau đây là các công cụ hỗ trợ dịch thuật tiếng Nhật dành cho biên dịch viên tiếng Nhật giúp quá trình dịch thuật hiệu quả, chuyên nghiệp và nhanh chóng.
TỪ ĐIỂN ĐIỆN TỬ (ELECTRONIC DICTIONARIES)
Từ điển điện tử đang trở thành một giải pháp thay thế phổ biến cho từ điển giấy truyền thống. Với cơ sở dữ liệu khổng lồ, đa dạng hình thức như đơn ngữ, song ngữ hoặc đa ngữ. Hơn nữa là có sẵn trên CD-ROM hoặc trực tuyến. Ưu điểm của từ điển điện tử là khả năng truy cập nhanh chóng, dễ dàng và linh hoạt vào nội dung của các mục từ điển. Giúp biên dịch viên và những người dùng khác tìm thấy thông tin họ cần. Đây cũng là công cụ hỗ trợ dịch thuật tiếng Nhật được sử dụng nhiều hiện nay.
Lưu ý không nhầm lẫn từ điển điện tử với ngân hàng thuật ngữ. Mặc dù cũng thường có sẵn trực tuyến, nhưng thường có mục đích và tổ chức khác nhau. Và điều quan trọng là không phải tất cả các từ điển điện tử đều có chất lượng như nhau. Nên phải thận trọng khi sử dụng.
Bạn có thể tham khảo ba phần mềm sau: Linguee, ALC, Jisho.
PHẦN MỀM BỘ NHỚ DỊCH (TRANSLATION MEMORY SYSTEMS)
Phần mềm này tự động phân tích văn bản được chọn hoặc các mục khác trong văn bản đó để xác định sự xuất hiện của các thuật ngữ cũng có trong cơ sở dữ liệu thuật ngữ.
Sau khi xác định sự xuất hiện của các thuật ngữ đã biết, phần mềm đánh dấu chúng. Và đề xuất từ tương đương đã có trong cơ sở dữ liệu để chèn vào văn bản. Hoặc tự động thay thế thuật ngữ đã biết này bằng từ tương đương trong cơ sở dữ liệu.
Phần mềm bộ nhớ dịch phải được kết hợp với cơ sở thuật ngữ (thường được lưu trữ trong hệ thống quản lý thuật ngữ). Một số phần mềm sử dụng tài liệu tham khảo đã được cài sẵn.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẬT NGỮ (TERMINOLOGY MANAGEMENT SYSTEMS)
Hệ thống quản lý thuật ngữ (TMS) là các công cụ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ biên dịch viên và các chuyên gia ngôn ngữ trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu thuật ngữ. Ví dụ: thuật ngữ, từ tương đương, tên miền, định nghĩa, ngữ cảnh và nguồn.
Cho phép người dùng tạo, lưu trữ, quản lý và tìm kiếm các bản ghi thuật ngữ của riêng họ. Để dùng vào các mục mà họ nghĩ sẽ hữu ích cho công việc trong tương lai. Ngoài ra còn đề xuất hoặc thực thi các cấu trúc bản ghi, giúp người dùng lưu trữ nhiều loại dữ liệu thuật ngữ khác nhau. Cũng cung cấp chức năng tìm kiếm giúp người dùng tìm thấy bản ghi nhanh chóng và dễ dàng.
Bạn có thể tham khảo các phần mềm sau: LogiTerm, SDL MultiTerm, Termex.
PHẦN MỀM BẮT CẶP (BITEXT ALIGNERS)
Phần mềm bắt cặp được sử dụng để tạo bittext (tức là để phân chia văn bản nguồn (nguồn) và bản dịch của chúng (văn bản đích) thành các phân đoạn nhỏ hơn và sau đó khớp chúng lại với nhau). Những công cụ này thường hoạt động ở cấp độ câu và khớp theo độ dài tương đối, vị trí của câu trong văn bản và đôi khi là nội dung của câu. Ngoài ra người dùng có thể sửa căn chỉnh theo cách thủ công.
Bitexts cũng là điểm khởi đầu để tạo bộ nhớ dịch cho những lần sử dụng tới.
Các phần mềm bạn có thể tham khảo : Bitext2, YouAlign, Tmx Bligner, LF Aligner.
HỆ THỐNG DỊCH MÁY (MACHINE TRANSLATION SYSTEMS)
Hệ thống dịch máy đảm nhận toàn bộ quá trình dịch văn bản. Người dùng thường tham gia vào việc xem xét (gọi là chỉnh sửa sau) văn bản đích do hệ thống tạo ra. Để đảm bảo rằng nó chính xác và phù hợp với mục đích sử dụng. Vì thế nó còn có tên gọi khác là hệ thống dịch tự động.
Hệ thống dịch máy hữu ích nhất khi văn bản nguồn được chuẩn bị cẩn thận để hệ thống dịch dễ dàng. Ví dụ: làm rõ các cách diễn đạt mơ hồ, sử dụng câu. Hoặc khi văn bản đích chỉ nhằm mục đích hỗ trợ người dùng hiểu văn bản nguồn.
Có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật của TATOSA tại đây!